Lịch sử Thiếu nữ vô danh của sông Seine

Tranh vẽ Quai du Louvre của danh hoạ Claude Monet. Đây được cho là nơi thi thể của cô gái xấu số được vớt lên.

Theo một câu chuyện truyền miệng, vào cuối thập niên 1880, thi thể của một người phụ nữ trẻ đã được vớt lên từ sông Seine, đoạn chảy qua khu bến cảng Quai du LouvreParis.[3] Vì không có dấu hiệu cho thấy thi thể bị bạo lực, cái chết của cô được cho là một vụ tự tử.[4] Cũng theo câu chuyện này, một nhà nghiên cứu bệnh lý học đã bị thu hút bởi vẻ đẹp của cô, đến nỗi anh ta phải lưu lại khuôn mặt cô bằng cách dùng thạch cao để đúc mặt nạ người chết. Tuy nhiên, cũng có nhiều nghi vấn về việc khuôn mặt này có thật sự thuộc về một người chết đuối hay không.[5]

Hoạ sĩ Georges Villa dẫn lại từ ý kiến của thầy mình - hoạ sĩ Jules Joseph Lefebvre - biểu cảm trên mặt nạ được lấy từ một người mẫu trẻ tử vong do bệnh lao vào năm 1875. Tuy nhiên, chiếc khuôn gốc không được tìm thấy.[6] Những người khác thì cho rằng, khuôn mặt này là của con gái một người làm mặt nạ ở Đức.[7] Tuy vậy, danh tính thật sự của cô gái này vẫn là một bí ẩn.

Claire Forestier[lower-alpha 2] đã ước tính tuổi của cô không quá 16, dựa vào độ săn chắc của da thể hiện trên chất liệu sáp.[1] Ông cũng quả quyết rằng đây là khuôn mặt thuộc về con gái của một người làm mặt nạ, bởi đôi má tròn trịa, đầy đặn cùng làn da mịn màng không thể thuộc về một xác chết, đặc biệt là chết đuối.[8] Hậu duệ nhà Lorenzis cũng cho rằng những chiếc mặt nạ người chết thường không chi tiết và hoàn hảo đến như vậy.[9]

Những năm sau đó, nhiều bản sao của chiếc mặt nạ này đã được sản xuất hàng loạt. Chúng tuy khá bệnh hoạn nhưng lại trở nên hợp thời. Đến đầu thế kỷ XX, mặt nạ Thiếu nữ vô danh của sông Seine đã trở nên phổ biến ở Pháp và nhiều nước châu Âu, đặc biệt là với cộng đồng những người Paris theo Chủ nghĩa Bohemian. Nó nhanh chóng trở thành một món đồ trang trí thời thượng, ăn sâu vào văn hoá đại chúng thời bấy giờ. Albert Camus, người từng nhận Giải Nobel Văn học năm 1957, thậm chí còn so sánh nụ cười bí hiểm của cô với nụ cười của Mona Lisa.[10] Cũng giống như nàng thơ của Leonardo da Vinci, cuộc sống, cái chếtđịa vị xã hội của cô gái đã trở thành một đề tài được đồn đoán sôi nổi.

Nhà phê bình Al Alvarez đã viết trong cuốn The Savage God như sau: "Tôi từng được nghe kể rằng, cả một thế hệ phụ nữ Đức đã lấy cô ấy[lower-alpha 3] làm hình mẫu cho mình."[lower-alpha 4] Theo Hans Hesse của Đại học Sussex,[lower-alpha 5] Alvarez đã viết, "Inconnue đã trở thành lý tưởng khiêu dâm của thời kỳ này, giống như Bardot vào những năm 1950. Anh ta cho rằng, những nữ diễn viên như Elisabeth Bergner đã bắt chước vẻ đẹp của cô ấy.[lower-alpha 3] Cuối cùng, cô ấy[lower-alpha 3] cũng bị thay thế bởi hình mẫu của Greta Garbo."[lower-alpha 6][11]

Năm 2017, hội thảo L'Atelier Lorenzi ở Arcueil đã làm một mặt nạ người chết bằng thạch cao, dựa trên một chiếc khuôn từ thế kỉ XIX, vốn được cho là của L'Inconnue de la Seine.[12]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thiếu nữ vô danh của sông Seine http://arts.guardian.co.uk/art/visualart/story/0,,... http://felicecalchi.blogspot.com/2012/05/la-belle-... https://www.bbc.com/news/magazine-24534069 https://www.bbc.co.uk/news/magazine-24534069 http://williamgaddis.org/recognitions/inconnue/ind... https://www.youtube.com/watch?v=2UQ5RST_Hh8&list=T... https://www.theguardian.com/world/2007/dec/01/fran... https://www.worldcat.org/issn/0261-3077 https://www.nytimes.com/2017/07/20/world/europe/pa... https://www.worldcat.org/issn/0362-4331